Trong con mắt của nhiều người, Quy Nhơn Bình Định là xứ sở của những thế võ cổ truyền, là một vùng đất nắng gió với nhiều cảnh quang còn hoang sơ, mang vẻ đẹp thuần túy. Bên cạnh thiên nhiên ưu đãi với bờ cát trắng trải dài thơ mộng, một bên núi sừng sững, một bên biển xanh vỗ rì rào… mà nơi đây còn là nơi sản sinh ra những món ăn đặc sản Quy Nhơn Bình Định ngon nức tiếng. Du khách đến đây chỉ nếm thử một lần nhưng mất đến một đời để quên, trong họ nhớ như in hương vị đậm đà, đặc trưng làm nên thương hiệu ngon số dách.
1. Chả cá Quy Nhơn
Chả cá Quy Nhơn là một đặc sản của Bình Định. Món ăn dân dã ấy xuất phát từ rất lâu đời trong các làng chài đánh cá dọc bờ biển Quy Nhơn. Người dân nơi này đã tận dụng nguồn cá dồi dào để làm nên món chả cá ngon tuyệt.
Chả cá Quy Nhơn được làm từ các loại cá biển như cá thu, cá mối, cá nhồng…Chả cá Quy Nhơn được làm từ các loại cá biển như cá thu, cá mối, cá nhồng…Bằng kinh nghiệm của mình, họ chọn ra những con cá tươi ngon nhất, chặt bỏ đầu, làm ruột rồi rửa lại thật sạch cho vào tủ lạnh đến khi vừa đủ đông thì lấy ra để tách xương. Phần đầu và xương giữ lại để nấu nước dùng cho món bún chả cá.
Sau khi tách xương xong, người ta nạo lấy thịt cá, ở khâu này ta cũng loại bỏ hoàn toàn những xương nhỏ còn xót lại. Thịt cá có được ta nêm ném gia vị trộn đều rồi lại tiếp tục bỏ vào tủ đông. Cuối cùng là công đoạn quết cá, người thợ phải quêt nhanh và đều tay để có miếng chả cá mịn và có độ dai cần thiết. Chả cá làm xong nắn thành viên hoặc thành bánh tròn, đem chiên hoặc hấp đều được.
Khi đến Quy Nhơn, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh người phụ nữ ngồi bày bán những miếng chả cá thơm ngon vừa mới ra lò, chiên vàng ươm. Điều đặc biệt của món chả cá bình dân này là không hề dùng bất kỳ loại hóa chất nào, hương vị thơm ngọt vừa có độ dai vừa phải là sự kết hợp giữa cách chọn nguyên liệu tươi sống cùng bí quyết làm chả cá trải qua hàng trăm năm của người dân nơi đây.
Không nơi đâu bạn có thể thưởng thức một miếng cá thơm lừng, ngào ngạt mùi cá, vừa có vị cay cay tiêu sọ, vừa dai dai giòn giòn tất cả cùng hòa quyện trong 1 món ăn như nói lên tất cả tấm lòng của con người Quy Nhơn.
2. Mực Rim tỏi ớt Quy Nhơn
Mặc dù ở Bình Định có nhiều đặc sản nổi tiếng nhưng người ta lại đặc biệt yêu thích món mực ngào tỏi ớt ở nơi đây bởi nó mang một hương vị khá đặc trưng của vùng đất Bình Định. Mực ngào Bình Định có vị cay cay của ớt, vị ngọt ngọt của mực, vị mặn của gia vị, ai ăn vào cũng đều xuýt xoa khen ngon
Mực ngào Bình Định được lựa chọn những con mực khô chất lượng trải trình sơ chế cẩn thận được tẩm ướp với các gia vị tổng hợp gia vị ngấm vào từng miếng mực tạo nên mùi vị ngậy thơm ngon mang đậm hương vị vùng duyên hải nắng gió.
Hiện nay, món mực ngào Bình Định đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Ngoài việc dùng mực ngào để nhăm nhi khi rảnh rỗi, chiêu đãi bạn bè trong dịp tết, chị em phụ nữ còn dùng mực ngào để chế biến nhiều món ăn khác như gỏi xòa khô mực, ăn với xôi, cơm, cháo. Đàn ông lại thích lai rai vài chén với mực ngào chẳng biết say.
Món đã trở thành một thương hiệu không chỉ người Việt và những du khách nước ngoài đều ưa chuộng, mực ngào không chỉ là món ăn chơi thú vị với những cánh mày râu thì mực ngào là một đồ nhắm không gì bằng, ngồi lai nhai miếng mực ngào Bình Định.
3. Bánh Ít lá gai
Bánh ít lá gai dường như là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây. Bánh được dùng để ăn chơi chơi, dùng làm quà cho bạn bè, người thân; đặc biệt là trong những dip cúng ông bà, tổ tiên.
Nói về bánh ít lá gai Quy Nhơn Bình Định, chúng ta sẽ nhớ đến vị ngọt thanh, dẻo mềm, béo béo… của nếp, lá gai, đậu xanh, dừa; tất cả sẽ quện vào nhau tạo nên một hương vị không lẫn vào đâu.
Bánh ít lá gai Bình Định có dạng hình nón, trông tựa như Kim Tự Tháp Ai Cập thu nhỏ, đáy vuông, nhọn ở đỉnh. Bánh được gói bằng lá chuối xanh mướt. Bánh được làm rất kỳ công ở tất cả các công đoạn.
Đầu tiên, là phải đi tìm lá gai. Lá gai có hình tim, hơi sần, xốp, khô. Muốn làm nhiều bánh thì phải đi kiếm về thật nhiều lá. Lá gai đem về rửa sạch, luộc chín, để ráo nước rồi đem giã. Người làm bánh phải thật kiên nhẫn, bởi phải giã lá cho đến khi lá nhuyễn như bột rất lâu.
Sau đó, lấy bột nếp trộn với đường đen, đổ vào cối, quết nhuyễn và đều. Nhân bánh rất đa dạng. Có khi là nhân đậu xanh, đậu đen, nhân tôm thịt, nhân dừa đậu phộng,… tùy vào nơi và sở thích của người làm bánh. Lá chuối cắt miếng tròn, thoa dầu và gói bánh thành hình tháp vuông. Cuối cùng là đem hấp cách thủy cho bánh chín.
Bánh ít lá gai khi ăn sẽ cảm thấy vị dẻo nhưng không hề dính răng. Vị thơm của nếp, hòa cùng vị ngọt của đường, bùi bùi béo béo của dừa và đậu phộng, nồng ấm hơi cay của gừng. Tổng hòa thành một món bánh có vị đặc trưng và rất riêng biệt.
Có dịp ghé đến vùng đất Bình Định, bạn hãy dành thời gian nếm thử món bánh ít lá gai đặc trưng và ngon hấp dẫn này nhé, chắc chắn nó sẽ làm thỏa mãn và hài lòng vị giác của bất cứ ai.
4. Mắm Nhum
Mắm Nhum là món ăn đặc sản nổi tiếng ở Quy Nhơn, ngày xưa dùng để tiến vua. Con Nhum là loài có họ hàng với trai, sò, thường sống ở gành đá ven bờ biển nước ấm. Mắm Nhum được làm để dùng trong gia đình là chính vì nó rất đắt nên loại mắm này ít nổi tiếng như những loại mắm khác.
Mắm Nhum có nhiều kiểu và ăn kiểu nào cũng thấy ngon lạ thường. Có lúc chỉ cần một bát cơm trắng ăn với mắm Nhum cũng đã đủ làm da diết lòng người. Người dân thường ăn mắm Nhum với bánh tráng cuốn thịt heo. Khi đến Quy Nhơn, bạn không nên bỏ qua những món này nhé!
5. Mắm cá sặc
Đến Quy Nhơn, hẳn bạn đã quen với mắm cá cơm, mắm mực, mắm cá thu…Nhưng nếu chưa biết đến mắm cá sặc thì bạn chưa biết hết phong vị của ẩm thực vùng biển này rồi. Mắm cá sặc được làm từ những con cá sặc ở vùng biển Quy Nhơn. Mắm có vị ngọt, thơm ngon đặc biệt.
Cá sặc lần lượt được xếp trong 1 chiếc hũ, ngâm muối 1 tháng rồi ướp thính và đường trong hơn 1 tháng.
Lúc này ta có hũ mắm cá sặc như ý. Lúc này, chỉ cần nhấp môi bạn sẽ cảm nhận được vị mặn mòi của muối biển, vị ngọt của cá và vị nồng của đường. Đây không phải món mà ai cũng ăn được. Nhưng nếu đã ăn được thì bạn sẽ ghiền khủng khiếp.
Mắm cá sặc cũng là món đặc sản rất được lòng du khách. Bạn cũng hãy mang món đặc sản này về làm quà nhé.
6. Khô cá Thiều
Khô cá thiều tẩm vị là một trong những đặc sản Quy Nhơn mang hương vị biển cả mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến đây. Món đặc sản này được chê biến thành sợi màu vàng, dai. Gia vị chính là nước mắm nhĩ nguyên chất và tiêu cay nồng. Món khô cá thiều mang vị mặn ngọt, cay nồng khiến bạn không thể kiềm lòng được.
Khô cá thiều được là xem một loại hải sản khô có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nó giúp bổ sung canxi, đạm và vitamin. Khô cá thiều tẩm gia vị có sợi dài, màu vàng, được tẩm gia vị ăn liền nên nhìn rất hấp dẫn. Cá Thiều tẩm thường được dùng nhắm với rượu, bia hoặc làm món khai vị.
Vì vậy, Cá Thiều tẩm là món đặc sản Quy Nhơn được người dân địa phương lẫn du khách yêu thích mua về làm quà cho người thân hoặc bạn bè.
7. Nem chợ Huyện
Nếu hỏi Quy Nhơn có gì chơi thì tôi sẽ trả lời đầu tiên là kỳ co eo gió còn món đặc sản Quy Nhơn sẽ là món nem chợ huyện. Món ăn này được gọi là nem chợ Huyện bởi nem được chế biến ở Tuy Phước gần chợ huyện nên nem được đặt gắn liền với tên chợ. Nem chợ Huyện có đủ vị từ mặn, ngọt, dai đến béo, giòn…
Đây là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày cho đến các dịp cưới hỏi, giỗ chạp của người dân Bình Định. Bên cạnh đó, chiếc nem còn là một thú vui ẩm thực khi ăn kèm với những đêm hát tuồng thâu đêm suốt sáng.
Khi ăn, bạn chỉ cần lột vỏ ra và thưởng thức, vị ngon ngọt của nem, vị dai dai của bì, vị cay nồng của tiêu, ớt cùng hương thơm của tỏi thái lát mỏng sẽ đọng lại trên đầu lưỡi.
Chắc chắn không một ai có thể quên được cái hương vị đậm đà ấy. Ngoài ra bạn có thể nướng nem trên than, nem nướng Bình Định ăn cùng với rau tía tô, rau mùi, chấm nước mắm loãng pha với đậu phộng cũng ngon ngất ngây.
8. Chả Tré Rơm
Món tré Bình Định có hình thức mộc mạc được gói bởi lớp rơm khô, buộc chặt 2 đầu, bên trong là phần thịt tré.
Theo cách làm tré ngon của người dân nơi đây: Thịt tré gồm 2 phần: Thịt đầu heo và thịt ba chỉ heo; gia vị tẩm ướp gồm: mè, hạt tiêu, tỏi, muối, riềng đặc biệt là phần nêm nếm thính và bột nêm cho vừa vặn.
Thịt đầu gồm phần tai, mũi, miệng được sơ chế khử mùi bằng muối trắng sau đó luộc chín và vớt ra nhúng ngay vào nước lạnh. Bằng cách này, thịt tré sẽ giòn, không kết dính, ngấm thính đều hơn.
Món tré trộn sau khi được tẩm ướp sẽ được bọc trong lớp lá ổi già cho dậy mùi thơm. Ngoài cùng là lớp rơm khô và được cố định lại bằng lạt tre được chẻ mỏng thủ công. Sau 2 3 ngày, tré lên men và bắt đầu dậy vị chua nhẹ cùng vị thơm nồng của riềng, tỏi là sẵn sàng lên bàn nhậu tiếp đãi thực khách gần xa.
Mùi thơm của thính kết hợp với mùi đặc trưng của lá ổi và phần rơm bọc ngoài thơm mùi lúa chín. Tất cả tạo nên một món ăn mang hương vị đồng quê mộc mạc, chân chất mà bạn không thể bỏ qua nếu ghé thăm vùng đất Bình Định.
9. Bánh Hỏi cháo lòng
Bánh hỏi được xem là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền lại có những cách thưởng thức riêng như bánh hỏi ăn kèm thịt nướng hay ăn kèm tôm cháy,…
Riêng đối với người dân xứ “ nẫu” bánh hỏi ăn cùng lòng heo cộng thêm tô cháo lòng nóng hổi. Món ăn này mang đậm hương vị truyền thống, có nét đặc trưng riêng không lẫn vào đâu được. Khi ăn, miếng bánh hỏi thơm mùi gạo kết hợp với lòng heo béo ngậy sẽ khiến bao du khách phải trầm trồ, tán thưởng.
Cũng giống như bún hay bánh xèo, nguyên liệu làm ra bánh hỏi cũng ra bột gạo. Bột được nhào kỹ lưỡng sau đó cho vào khuôn, khuôn làm bánh là những chiếc ống tròn, đáy khuôn được khoan thành những lỗ nhỏ li ti ép thành sợi nhỏ, sau đó bánh được ngắt thành từng đoạn ngắn, đem hấp cách thủy.
Lòng heo được ngâm với muối để loại bỏ bớt mùi, sau đó luộc qua bằng nước. Khi lòng đã chín thì vớt ra để lên đĩa cho ráo nước rồi cắt nhỏ. Cháo được nấu khá loãng, cho thêm tiết lợn ninh với thịt nạc băm vừa ngọt lại vừa thơm, thêm chút gia vị tiêu, hành, bột ngọt cho vừa ăn.
Để cho món bánh hỏi thơm ngon, ăn không bị ngấy, người ta thắng dầu phụng với hành khô cho thơm sau đó cho hẹ đã được thái nhỏ vào và khâu cuối cùng là thoa đều hỗn hợp trên lên bánh.
Bánh hỏi, lòng heo khi ăn có thể chấm cùng nước mắm để hương vị thêm đậm đà. Nước chấm ở đây được pha cùng chanh, ớt tỏi, đường. Một miếng bánh hỏi cuốn cùng lòng heo rồi thêm rau sống chấm nước mắm, vị ngọt dai của lòng heo, vị mặn mòi của nước chấm hòa quyện với miếng bánh hỏi dẻo dai, thơm nức mùi gạo sẽ khiến du khách xuýt xoa, thèm thuồng.
10. Bún Tôm Châu Trúc
Đầm Châu Trúc cách trung tâm Tp Quy Nhơn 75km về hướng Bắc, có chu vi 20km, thông với biển. Ở đây có những loại thủy sản đặc sắc, không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, trong đó có tôm, cá chình mun và chình bông, thịt thơm ngon, chắc ngọt, hương vị đậm đà và bổ dưỡng.
Người dân ở đây đã sản sinh ra món bún tôm nổi tiếng với tên gọi bún tôm Châu Trúc, món quà sáng dân dã nhưng lại thơm ngon đặc biệt.
Đầu tiên là làm bún. Gạo được ngâm vào nước cho mềm rồi mang đi xay rồi cho vào túi vải đăng ráo nước, sau đó đưa vào cối giã nhuyễn.
Bún được ép tại chỗ, người bán bún cho bột vào khuôn ép thẳng vào nồi nước luộc. Nước sôi, cọng bún gạo từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong là coi như bún chín, dùng rá vớt bún, xóc sơ qua trong nước nguội là coi như xong phần bún.
Tôm dùng để nấu món bún tôm Bình Định phải là những con tôm còn sống, nhảy tanh tách. Cái ngon của bún tôm là vị ngọt lành, tươi mát của tôm đồng, là vị mặn mà của bún gạo, vị cay của tiêu, ớt, vị nồng của củ hành, vị ngậy, bùi mà không ngấy của nước bún.
Cách nấu bún tôm Châu Trúc Bình Định được kết hợp từ bún gạo và tôm đất đánh bắt từ đầm Châu Trúc lên, nguyên liệu và cách làm rất đơn giản, vậy mà ai đã từng ăn một tô bún tôm Bình Định thì cứ mãi da diết về cái khẩu vị mộc mạc, nồng nàn.
11. Cua Huỳnh Đế
Cua Huỳnh Đế (hay còn gọi cua hoàng đế), thuộc hải sản biển, tuy rằng mang họ nhà cua nhưng hình dáng thì hoàn toàn khác. Cua huỳnh đế chỉ có 6 chân và 2 càng (cua bình thường có 2 càng và 8 chân). Do đó mà cua sau khi được ngư dân đánh bắt và dâng lên vua như cúng phẩm từ đó cua có tên là Cua Hoàng Đế hay gọi là Cua Huỳnh Đế.
Tùy theo mùa mà có cua hay không và giá cua cao thấp thế nào. Nếu bạn muốn ăn cua thì nên đến Quy Nhơn vào mùa xuân và hè, vì lúc này mùa cua, cua nhiều và giá dễ chịu hơn, khoảng trên dưới 1 triệu đồng/kg, cua càng lớn thì giá càng cao, có những con cua huỳnh đế nặng đến 2kg, giá đến vài triệu đồng.
Ngoài món hấp đơn giản và ngon, người ta còn chế biến cua huỳnh đế thành những món khác như om mặn, rang muối, nấu cháo bằng cách luộc cua, lấy thịt, ướp gia vị rồi chao dầu để nấu cháo. Nồi cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua.
Lưu ý: 6 điều KHÔNG khi ăn cua chúng ta cần nhớ
+ Không ăn cua chết:
+ Không ăn đi ăn lại cua
+ Không ăn cua sống
+ Không ăn “bọng hoi” (dạ dầy)
+ Không uống trà, ăn hồng khi ăn cua
+ Không nên ăn cua với những bạn sốt, cảm lạnh hay những người bị tiêu chảy
Xem thêm: TOP 27+ Đặc Sản Cần Thơ Trứ Danh Ngon Nổi Tiếng
12. Bánh xèo Tôm Nhảy
Sở dĩ có tên gọi là bánh xèo tôm nhảy là do xuất phát từ nguyên liệu làm nên loại bánh này. Để làm nên chiếc bánh xèo thơm ngon, người ta phải dùng tôm đất tươi roi rói được đánh bắt từ đầm, sông.
Tôm mang về rửa sạch loại bỏ đầu, đuôi xếp vào rổ nhỏ. Khi đổ bánh, người chế biến sẽ thoa một lớp dầu mỏng lên khuôn, chờ dầu sôi sẽ cho tôm đất nhỏ vào khuôn, dưới sức nóng của dầu những con tôm này nhảy tí tách và nhanh chóng chuyển sang màu đỏ cam, sau đó người làm bánh nhanh tay cho bột vào, bỏ thêm mầm giá đỗ, hành lá thái khúc rải lên trên cho thêm phần hấp dẫn… đậy vung lại khoảng 3 phút là đã có chiếc bánh xèo hấp dẫn.
Bánh xèo tôm nhảy thường được cuốn bánh tráng, ăn kèm với rau sống và chấm với nước mắm. Tất cả hương vị, chua chát của rau sống hòa cùng hương vị ngọt của tôm đất, vị thanh của giá đỗ, cùng vị mặn mòi của chén nước chấm được pha chế công phu sẽ cho thực khách cảm giác thật thích thú khi thưởng thức.
Có thể nói rằng bánh xèo tôm nhảy ở Quy Nhơn, Bình Định là sự giao thoa ẩm thực giữa ba miền Bắc, Trung, Nam đặc sắc. Từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, qua bàn tay chế biến và cái tâm của người làm bánh, để tạo ra những chiếc bánh thơm ngon nức tiếng gần xa, mà ai đã từng có dịp thưởng thức qua sẽ nhớ mãi hương vị ngon ngọt của tôm, vị giòn của vỏ bánh, vị đậm đà của nước chấm.
Hơn thế, qua việc thưởng thức bánh xèo tôm nhảy, thực khách sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực, bằng tất cả giác quan và hấp dẫn của vùng đất võ trời văn này. Sẽ thật là thú vị khi cùng bạn bè, người thân quây quần bên nhau thưởng thức món bánh xèo nóng hổi, thơm ngon thì không có gì sánh bằng.
13. Bánh Hồng Tam Quan
Bánh hồng được xem là đặc sản của Tam Quan, thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Nguyên liệu làm bánh hết sức đơn giản, bánh được làm từ gạo nếp, đường và dừa tươi. Muốn bánh ngon thì trước hết, người làm bánh phải chọn loại nếp tốt như nếp ngự, nếp mới để bánh có độ dẻo và thơm ngon.
Bánh hồng khi thưởng thức sẽ có mùi thơm của gạo nếp, vừa mềm vừa dẻo, có vị ngọt thanh nhẹ nhàng của đường chứ không gắt nên ăn không bị ngán.
Cắn một miếng bánh, gặp nhân dừa tươi giòn giòn, béo, bùi, càng làm hấp dẫn vị giác. Bánh bảo quản được khoảng 5 ngày, nên du khách có nhu cầu mua về để biếu, tặng thì cần lưu ý điều này để tránh hư hỏng bánh.
Bánh hồng có nhiều màu sắc, đa phần là màu trắng đục, chính là màu của bột nếp nấu chín. Nhưng cũng có nhiều thợ làm bánh làm bánh màu hồng, màu xanh lá dứa,… để món bánh được bắt mắt hơn.
Sở dĩ có tên bánh hồng, nhiều người ở Tam Quan cho rằng ám chỉ màu sắc của bánh. Cũng có người cho rằng, bánh hồng thường được làm trong dịp đám cưới, đám hỏi ở vùng đất này, nên bánh hồng mang ý nghĩa là loại bánh báo hỉ, báo tin vui.
Mọi người khi ghé đến vùng đất Tam Quan, thường được tiếp đãi món bánh hồng ăn tráng miệng, và chắc rằng, hương vị thơm ngon của bánh sẽ làm bạn bất ngờ và muốn được thưởng thức thêm nữa.
14. Ốc Thuý Kiều
Quán ốc nhỏ và đơn giản, nằm ở số 5D Tăng Bạt Hổ, thành phố Quy Nhơn. Đường phố ở đây tương đối dễ tìm, quán lại nằm gần biển, nên khách du lịch muốn ở khách sạn gần biển, tắm biển và đi ăn ốc thì quá tiện.
Quán không bày biện gì nhiều ngoài mấy cái bàn ghế nhựa, ấn tượng nhất có lẽ hình ảnh cô chủ quán ngồi sau cả tá nồi to, mỗi cái là một loại hải sản khác nhau, đếm sơ sơ cũng dễ đến 15, 16 nồi ấy, nồi nào nồi nấy nhìn hấp dẫn không rời được mắt. Ốc len, ốc nhảy, ốc mỡ, ốc móng tay, ốc hương, ốc tỏi,…
Nói đến điểm đặc biệt của quán phải kể đến món ốc trộn. Cô chủ dùng ốc mỡ, xắt miếng vừa ăn, trộn chung với xoài xanh thái nhỏ, một ít đậu phộng rang, hành phi thơm và mấy cọng rau răm, nước mắm trộn chua chua, ngọt ngọt và chút vị hơi cay của ớt, thật sự chỉ nghe mùi thơm đã rất kích thích vị giác rồi, đến khi ăn vào mới thấy đã không hối hận khi đến quán.
Các món ốc ăn kèm có đĩa rau, gồm xoài xanh thái mỏng, chuối chát, khế chua, rau răm. Nước chấm có hai, ba loại tùy món ốc các bạn chọn, có muối ớt xanh, nước chấm chua ngọt,… Nước chấm nào cũng ngon và đậm đà.
Mỗi đĩa chỉ từ 15.000 đến 25.000, từ ngày mở quán đến giờ giá cả vẫn không chênh lệch nhiều, đĩa ốc trộn chỉ có 15.000 thôi. Khách ghé quán, ăn no bụng mà một người hết nhiều lắm chỉ 70.000, 80.000. Đi nhóm bạn đông người thì lại càng tiện vì sẽ được ăn hết các món trong quán nhé.
15. Bánh Dây
Đến Bình Định, bạn có thể thưởng thức bánh hỏi cháo lòng, uống rượu Bàu Đá hay mua bánh ít lá gai về làm quà. Nhưng nếu muốn có một chuyến đi trọn vẹn, đừng quên ghé huyện Hoài Nhơn thưởng thức món bánh dây Bồng Sơn Bình Định nổi tiếng.
Thoạt nhìn qua, bạn sẽ có cảm tưởng như đây là một dĩa bún, mì hay phở xào do đặc điểm bánh là những sợi dây dài. Tuy nhiên, khi thưởng thức, bạn sẽ thấy bánh khác hoàn toàn với những món sợi của kể trên.
Vị bánh mang dáng vẻ của hương đồng cỏ nội với mùa của gạo thơm, chút nồng của lá hẹ hay chút béo của đậu phộng quê nhà. Tất cả quyện hòa vào nhau tạo nên nét đặc trưng riêng của món ăn đặc sản Bình Định.
Người dân Bồng Sơn cho biết, loại gạo dùng làm bánh phải là gạo cũ ít nhất vài tháng, gạo càng cũ thì bánh càng có vị dai ngon đặc trưng. Bên cạnh việc chọn gạo ngon, một nguyên liệu khác cũng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng đó là tro dùng ngâm gạo. Loại tro được ưu tiên là tro củi, độ mịn cao thì làm bánh mới chuẩn.
Thành phẩm là những sợi bánh dây có màu vàng nhạt đẹp mắt và hấp dẫn. Quả thực, món đặc sản Bình Định này có cách chế biến thật công phu, bởi vì khi bánh được hấp chín vẫn chưa hoàn tất công đoạn chế biến.
Bánh dây sau khi chín sẽ được dở ra ngoài, để nguội. Trong thời gian đó, người thợ sẽ pha thêm nước mắm tỏi ớt để thưởng thức. Để nước chấm ngon, người dân xứ Nẫu có công thực riêng, kế hợp nước mắm truyền thống, chanh tươi và tỏi ớt để món nước chấm có vị chua ngọt mặn đậm đà.
16. Bánh Tráng nước dừa
Bánh tráng nước dừa Bình Định khiến thực khách nhiều nơi nhớ đến, một phần là do sự đóng góp rất lớn của bạt ngàn những rặng dừa xứ Bình Định. Nói thế là bởi thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất miền Trung này một khí hậu, một thổ nhưỡng phù hợp để nuôi những cây dừa tươi tốt, những quả dừa có chất lượng thơm ngon không thua gì chất lượng dừa ở thủ phủ dừa Bến Tre ở vùng đất miền Nam trù phú.
Có được nguyên liệu dừa thơm ngon nức tiếng cộng thêm sự cần cù, tinh tế trong ẩm thực của người Bình Định, vì thế mà món ngon bánh tráng nước dừa ra đời, làm say đắm biết bao người yêu ẩm thực từ Nam chí Bắc.
Phải nói thêm, món bánh tráng nước dừa không phải là món độc nhất vô nhị trên cả nước, nhưng quả thực, bánh tráng nước dừa Bình Định luôn tồn tại cái tinh túy riêng và khi thưởng thức luôn khiến người dùng phân biệt được với các loại bánh tráng của các vùng đất khác.
Người dân làm bánh tráng nước dừa ở Bình Định rất chăm chút cho từng mẻ bánh tráng của mình, vì thế để bánh được giòn thơm, thể hiện hết mùi vị vốn có thì họ phải tiến hành phơi bánh tráng trong thời tiết nắng to, nếu không đủ nắng thì bánh tráng không ngon, vì vậy, đôi khi để có được các mẻ bánh tráng nước dừa khô rơm, phồng, dậy mùi hấp dẫn thì người làm cũng phải vất vả nhiều ngày liền.
Món bánh tráng nước dừa Bình Định là món ăn vặt Bình Định khá thú vị được nhiều người yêu thích. Bánh tráng nước dừa Bình Định cũng như các bánh tráng ở vùng miền khác, còn thường dùng để ăn tráng miệng, ăn cùng với xì dầu, nước mắm…
Và với du khách, mỗi khi đến với Bình Định, du khách có thể tìm mua thức quà vui giản dị nhưng thơm ngon này về để làm quà biếu cho người thân, bè bạn của mình.
17. Rượu Bàu Đá
Rượu Bầu Đá hay còn có nơi gọi là rượu Bàu Đá là một trong những loại rượu không chỉ nổi tiếng ở Bình Định mà còn được nhiều người trên khắp đất nước biết đến. Loại rượu này là một trong những đặc sản của nơi đây, khi đến với Bình Đình chắc hẳn du khách sẽ được nếm thử hương vị của sản phẩm truyền thống này.
Quy trình để nấu ra rượu Bàu Đá cũng cực kỳ công phu và tỉ mỉ, chỉ phù hợp với những người chịu thương – chịu khó như người dân nơi đây.
Trước tiên, gạo (hoặc nếp, hoặc đậu xanh – tùy vào loại rượu nào mà chọn nguyên liệu tương ứng) được cho vào nồi bảy bằng đồng nấu chín thành cơm, cơm không được nhão hay khô mà phải nở xốp đều hạt cơm.
Cơm phải đem phơi trên cái nia, để nguội. Giã các bánh men rượu thật nhiễn và rây mịn sau đó rãi đều trên lớp cơm gạo đã nguội chứa trên nia rồi trộn đều. Cho tấc cả vào vò gốm và đậy lá chuối kín ở trên để ủ liên tiếp 03 ngày 03 đêm (quy trình này gọi là ủ khô).
Tiếp tục cho nước được lấy từ giếng có mạch ngầm của Bàu Đá vào ủ tiếp 02 ngày 02 đêm nữa (hoặc nhiều hơn tùy vào thời tiết). Sau đó nấu liên tiếp 6 tiếng đồng hồ mới cho ra một mẻ rượu Bàu Đá.
Nếu uống điều độ mỗi ngày từ 01 đến 02 ly nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được nhiều chứng đau lưng, nhức mỏi, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng hơn.
Đặc biệt, rượu Bàu Đá có độ rượu rất cao (từ 50 đến 54 độ) nhưng uống vào không gây nhức đầu như các loại rượu khác, nếu say chỉ cần ngủ một tiếng, thức dậy là cảm thấy bình thường như chưa uống 1 ly nào.
Vì sự thơm ngon và nộng độ cao đặc trưng, nên rượu Bàu Đá Bình Định rất thích hợp để ngâm dược liệu trị bệnh và bồi bổ sức khỏe mà khó có một loại rượu nào thích hợp hơn.
Các bạn có thể dùng để ngâm các sản phẩm sống như: chim bìm bịp, tắc kè, hải mã, rắn, nhung hươu, tay gấu, hà nàm…cho đến các loại thảo dược như: nhân sâm, nấm linh chi, nấm ngọc cẩu, chuối hột…
18. Bánh bèo chén
Bánh bèo chén được làm từ bột gạo, tạo khuôn bằng những chiếc chén nhỏ. Mỗi chiếc bánh bèo chén Quy Nhơn chỉ có đường kính khoảng 2 đốt ngón tay. Giữa lòng chiếc bánh có một lỗ lớn, hõm xuống như má lúm đồng tiền.
Mỗi đĩa bánh bèo thường được bày khoảng 10 chiếc nhỏ xinh, trắng muốt, thơm mùi gạo, dai và không hề bở. Sau đó người chế biến sẽ rắc ruốc tôm, đậu phộng giã nhỏ và hành lá lên trên, cuối cùng là chan nước chấm và rắc thêm vài mẩu bánh mì chiên giòn.
19. Bánh canh
Nếu đã đến Quy Nhơn mà không thưởng thức món bánh canh thì đúng là đáng tiếc. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo hoặc bột mỳ, cán thành từng sợi ngắn và to.
Khác với phở và bún cuar những nơi khác, chỉ cần nhúng qua là có thể cho vào bát, rồi thêm nước dùng thì món bánh canh Quy Nhơn phải thả vào nồi nước dùng và đợi cho chín tới mới lấy ra. Nước dùng vừa thanh vừa ngọt nhúng vào bánh canh làm cho món ăn thêm đậm đà.
Phần nhân bánh canh được nhào nặn từ trứng, tôm cua và thịt nạc xay nhuyễn trộn cùng chả cá. Khi ăn có thể ăn kèm với tôm, cua, ghẹ tươi thì hết chỗ chê.
Khi chọn nguyên liệu nấu ăn, người dân Quy Nhơn cũng rất kĩ tính, sao cho món ăn được trọn vẹn nhất. Chả cá phải mua cá thu, bỏ gia vị vào rồi bỏ cá rồi trộn tiêu hành bột ngọt gia vị đầy đủ.
Sợi bánh phải trắng, chả cá, tôm phải chiên vàng, hành lá phải tươi, non làm cho bát bánh canh cuốn hút tất cả các thực khách. Ăn kèm bánh canh Quy Nhơn là rau xà lách, rau mùi.
Chỉ cần cho thêm ít tương ớt của Quy Nhơn, chút chanh dấm tỏi chua chua vào, bát bánh canh đầy đủ hương vị và màu sắc sẽ khiến thực khách ăn một lần mà nhớ mãi.
Xem thêm: Rạch giá có gì chơi? 9+ Điểm Địa Đạo Nhất Định Phải Ghé Thăm
20. Nem nướng
Tuy đều được chế biến từ thịt heo nạc giã hoặc xay nhuyễn và trộn đều với mỡ hạt liệu cùng các gia vị như muối, tiêu, đường, tỏi,… rồi vo thành các viên tròn tròn, dài vừa ăn, kẹp vỉ hay xiên que và nướng trên bếp than hồng nhưng nem nướng Quy Nhơn khác ở nơi khác ở chỗ là bánh tráng để cuốn nem được sản xuất trực tiếp từ bột gạo của vùng lúa Bình Định.
Cuốn miếng nem nướng với miếng bánh tráng, thêm diếp cá, dưa leo, khế hay xoài xanh, hẹ, húng quế, dưa chua, chuối chát, xà lách, tầng ô, tép tỏi hay lát ớt rồi sau đó thả ngập trong bát nước chấm, đưa lên miệng và cảm nhận. Nói thôi cũng thấy chảy nước miếng vì thèm rồi.
21. Chả ram Tôm đất
Chả ram tôm đất (cha ram tom dat) là món ăn đặc sản của vùng đất võ Quy Nhơn – Bình Định. Miếng chả ram giòn tan của lớp bánh tráng chiên ở ngoài, bên trong có thịt tôm đất vàng ruộm, beo béo của thịt ba rọi, hương vị hấp dẩn rất đặc biệt, là món ăn dễ gây nghiện cho nhiều thực khách đặc biệt là các vị khách nhí rất khoái món này.
Đây là món nằm trong top món ngon Quy Nhơn bởi không chỉ ngày thường mà vào dịp đặc biệt trong năm như ngày Tết thì món ăn này không thể thiếu trong những bữa cơm cuối năm. Với nguyên liệu chính đơn giản bao gồm tôm đất, thịt ba chỉ, bánh tráng nhưng món chả ram khiến bạn ăn mãi không ngán vì miếng chả nhỏ nhỏ xinh xinh bằng ngón tay.
Khi ăn vào thấy rõ vị giòn rụm bởi lớp bánh tráng được cuốn bên ngoài là loại bánh tráng phơi sương Bình Định, vị thơm ngọt của những con tôm đất tươi rói, béo ụ và săn chắc, vị thơm nồng ấm của hành hương, loại củ nhỏ chỉ có ở vùng đất Bình Định. Cứ thế món ăn dân dã này lấy lòng thực khách bằng sự độc đáo riêng của mình khiến người ta cứ vấn vương mãi cái vị của đất trời Quy Nhơn- Bình Định.
22. Bánh cốm nếp dẻo
Bánh cốm nếp dẻo Quy Nhơn tuy có họ hàng với bánh cốm Hà Nội nhưng lại có một hương vị rất riêng nhé! Bánh có vị cay cay nhẹ của gừng, xốp xốp và dẻo dẻo, rất hợp khi uống những buổi trà chiều thanh tịnh.
Bánh cốm nếp dẻo có vị ngọt và dẻo nhiều hoặc ít tùy theo lượng nếp được sử dụng trong lúc chế biến. Bánh có thể dùng vào mọi thời điểm trong ngày và ngon nhất là vừa ăn, vừa nhâm nhi một tách trà để cân bằng lại mùi vị, cũng như khi thưởng thức nhiều không khiến cơ thể bị nóng hoặc nổi mụn.
Bánh cốm nếp dẻo để được khá nâu nên không cần dùng liền mà vẫn không phải lo lắng hết hạn sử dụng. Đồng thời, dễ bảo quản khi chỉ cần để ở những nơi ráo, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời và gió lớn.
Bánh có thể mua tại những địa chỉ khác nhau, nhưng vẫn gợi ý bạn nên đến cửa hàng đặc sản Mận Khoa để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.
23. Bánh ít mặn (bánh ít trần)
Bánh ít lá gai dường như là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây. Bánh được dùng để ăn chơi, dùng làm quà cho bạn bè, người thân; đặc biệt là trong những dip cúng ông bà, tổ tiên.
Bánh ít có mặt ở nhiều nơi trên mảnh đất hình nhữ S thân thương của chúng ta. Nhưng mỗi nơi sẽ mang một hương vị đặc trưng trưng riêng, gợi nhớ đến bóng hình của vùng đất mà nó đã “sinh ra”.
Bánh ít Bình Định thường được gói bằng lá chuối hột, để héo hoặc hơ qua lửa cho mềm và được cắt tròn để tiện cho việc bọc bên ngoài.
Tiếp đến là nếp – nếp được chọn thường là nếp loại một, để bánh được mềm dẻo và thơm ngon. Sau khi chọn được loại nếp như ý sẽ đem ngâm, xay, đăng bột, sao cho chỉ còn lại phần bột nếp.
24. Bánh phu thê (bánh xu xê)
Bánh su sê là đặc sản của xứ dừa Tam Quan (Bình Định), không có dừa là không có bánh su sê. Bánh su sê là tên gọi chệch đi của hai từ phu thê là vợ chồng. Bánh được đặt tên theo lối tượng hình, mang tính tượng trưng từ vỏ bánh. Vỏ bánh làm bằng lá dừa chụp vào nhau, vỏ ngoài lớn hơn vỏ trong chừng một vài ly.
Ruột bánh chỉ bằng ngón chân, hình cầu, bên ngoài là lớp “thịt” trong veo nhìn thấy nhấn bên trong màu trắng đục. Đó là dừa, một vài vùng dùng đỗ xanh làm nhân màu vàng.
Người có trí tưởng tượng, có thể hình dung như một cái phôi tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Bánh su sê quả là đặc sản của người Bình Định. Bánh ngon đã đành mà còn mang tính tượng trưng cho lứa đôi, một hình ảnh của sự phồn thực, đẹp đẽ.
Đây là loại bánh dùng trong lễ cưới, lễ thành vợ chồng. Bánh chín được sắp vào đĩa thành hình tháp. Từng đôi một tượng trưng cho vợ chồng. Khách được mời, ngoài bữa tiệc chính họ phải ăn một đội bánh su sê. Họ tin rằng, đó là lời chúc tụng “ bách niên giai lão”.
25. Bánh thuẫn
Nếu như bạn còn đang muốn tìm cho mình đặc sản Quy Nhơn mua về làm quà cho người thân và bạn bè của mình thì đừng quên ở thành phố biển này còn có món bánh thuẫn cực ngon đó! Bánh thuẫn gần giống với món bánh bông lan bởi chúng được làm từ những nguyên liệu đơn giản như trứng gà, bột mì, bột nắng, vani,…
Điều đặc biệt của món bánh thuẫn chính là chúng được nướng bằng khuôn đúc riêng sau đó nướng trực tiếp trên than nên có hương thơm rất riêng, ăn mãi mà không bị ngán chút nào đâu nhé! Bánh thuẫn ăn kèm cùng với 1 ly sữa tươi thì quả thực ngon không sánh nổi!
26. Bún Song Thằn
Bún song thằn hay “bún song thần” là một loại bún khô nổi tiếng của đặc sản Xứ Nẫu. Ban đầu, bún có tên gọi “song thằng” do khi làm bún, người ta kéo một lúc hai sợi bún song song, về sau bị đọc chệch thành “song thằn”.
Bún song thằn Bình Định nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao. người duy nhất còn nắm bí quyết và còn sản xuất là bà Lý Thị Hương đã trên 70 tuổi, theo bà thì trong nước chỉ có mỗi thôn An Thái, thuộc xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn là còn chế biến loại bún tiến Vua này.
Bún Song Thằn làm bằng đậu xanh, trung bình 5 kg đậu sau nhiều lần xay, đãi, lắng lọc thì được 1,2 kg bột và làm thành 1 kg bún, bởi vậy giá thành rất cao nên không thông dụng.
Hiện nay, nghề làm bún Song Thằn ở An Thái còn được duy trì, nhưng lượng sản phẩm không bằng trước đây, người làng nghề đang tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì bắt mắt và tiếp thị, quảng bá sản phẩm.
Bây giờ bún Song Thằn trở thành một loại đặc sản quý hiếm, là một loại quà biếu có giá trị thuộc hàng “món ngon vật lạ”. Tiếc rằng nghề bún Song Thằn đang bị mai một. Chính vì e ngại điều này nên bà Lý Thị Hương đang truyền lại nghề cho người con trai của bà.
Giá mà có một hiệu bún Song Thằn, khách du lịch Quy Nhơn vào có thể thưởng thức tại chỗ một tô bún nấu với lòng gà và mua một vài kg làm quà giới thiệu đặc sản quê hương.
Xem thêm: TOP 9+ Phòng Khám Nha Khoa Uy Tín Nổi Tiếng Nhất Nha Trang
27. Lòng nướng
Lòng nướng cũng là một món phải thử ở Quy Nhơn. Đặc biệt với những ai muốn tìm một địa chỉ để ngồi lai dai trò chuyện cùng bạn bè.
Cách chế biến món lòng nướng không quá cầu kỳ nhưng lại đòi hỏi tỉ mỉ, cẩn thận. Lòng sau khi làm sạch sẽ được ướp gia vị rồi nướng trên bếp than hồng ăn ngon “nhức nách. Đến Quy Nhơn vào ngày mưa ngồi bên bếp than đỏ rực và nhâm nhi vài miếng lòng nướng cùng rau thơm thì quả thật chẳng còn gì thú vị bằng.
28. Vịt lộn chiên mắm
Vịt lộn luộc, vịt luộc xào me có thể rất quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng các bạn đã thử thưởng thức vịt lộn chiên mắm tại Bình Định chưa? Hãy tìm đến đường Nguyễn Hữu Thọ để một lần trải nghiệm đặc sản này.
Vịt lộn bổ dưỡng trở nên đậm đà khi được ướp với những nguyên liệu đặc biệt cùng với nước mắm ngổi tiếng đậm đà vùng Quy Nhơn. Ăn kèm với một chút đậu phộng và rau thơm chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm cực kỳ thú vị.
29. Rong biển khô
Không chỉ ở Hàn Quốc có rong biển khô để mua về làm quà mà ở Quy Nhơn cũng có bạn nhé! Du khách đến với Quy Nhơn rất thích mua rong biển về làm quà, vì đây là một món ăn rất bổ dưỡng chứa hàm lượng vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng và canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò. Với đặc sản chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt như rong biển khô, thì bạn chớ bỏ qua nhé!
30. Kem trộn
Kem trộn là món ăn gắn liền với tuổi thơ của những người dân bản địa thành phố Quy Nhơn. Tên là kem trộn đơn giản vì món kem này phải trộn lên rồi mới ăn.
Kem trộn ở đây sẽ có 1 bát khá to với 2 viên kem có nhiều vị để lựa chọn, phổ biến và bán nhiều nhất là dừa, ngoài ra có cam, khoai môn,… đi kèm với đó là bánh flan, dừa thái sợi và lạc (đậu phộng) giã nhỏ. Sẽ có thêm một bát đá bào để thêm vào cho mát. Trộn đều tất cả mọi thứ lên, khi này nhìn bát kem trộn không hấp dẫn lắm nhưng ăn thìa đầu tiên mọi người sẽ thay đổi suy nghĩ ngay.
Mọi nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị rất lạ lùng. Vì nhiều nguyên liệu ngọt nên bạn có thể thêm đá để điều chỉnh vị cho phù hợp. Bạn nên thử món này ở Quy Nhơn nhé!
Du khách đến với Bình Định du hí sẽ chẳng cần phải lo lắng ăn gì hay nên mua gì cả, mọi thứ đã có lo rồi. Bài viết này đã tổng hợp tất tần tật, đầy đủ những thông tin cần thiết về đặc sản Quy Nhơn. Hy vọng bài viết này hữu ích và chúc mọi người có chuyến đi tham quan Quy Nhơn thật vui vẻ và ý nghĩa nhé.